CÔNG NGHIỆP Ô TÔ VIỆT NAM THỜI CÔNG NGHỆ 4.0 | XE TẢI ISUZU

Tại Việt Nam đến năm 1991 ngành công nghiệp ô tô Việt Nam mới ra đời. Bởi vậy, khi Việt Nam mới đặt “những viên gạch đầu tiên” để xây dựng ngành công nghiệp ô tô tại các nước đã rất phát triển, tạo ra áp lực cạnh tranh lớn đến sản xuất trong nước.
Tuy nhiên, trong xu thế hội nhập, Việt Nam đã có những giải pháp chiến lược dài hạn cho công nghiệp ô tô, coi ngành này là ngành tạo động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa, cần được khuyến khích phát triển bằng những chính sách ổn định, nhất quán và dài hạn. Đồng thời đưa Việt Nam trở thành nước có ngành công nghiệp ô tô phát triển, đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng và an toàn môi trường, phù hợp với các cam kết quốc của Việt Nam trong quá trình hội nhập. Việt Nam hiện có trên 50 triệu người dùng Internet, chiếm 54% dân số, vượt mức trung bình của thế giới 46,64%. Với cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin tương đối phát triển đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô có khả năng tiếp cận nhanh chóng với các thành quả công nghiệp 4.0, có thể coi là chìa khóa, cơ hội để tạo bước phát triển mang tính đột phá cho ngành công nghiệp ô tô Việt Nam. Ngành công nghiệp ô tô là một ngành đặc thù nên không thể “đi tắt, đón đầu” được. Chỉ có một cách hiệu quả nhất mà Việt Nam nên làm và phải làm là “bắt họ phải cõng mình đi”. “cõng” bằng cách nào? bằng cách áp dụng tiêu chuẩn kỹ thuật cao mà các nước phát triển đang áp dụng. Tiêu chuẩn này có lợi cho quốc gia và xã hội Việt Nam, người tiêu dùng không phải trả thêm gì cả. Có như thế họ mới đưa vào thị trường Việt Nam những kỹ thuật mới nhất: giảm khí thải, giảm tiêu hao năng lượng, độ an toàn cao cho người tiêu dùng và giảm thiểu tai nạn giao thông. Nếu ai nói rằng áp dụng tiêu chuẩn kỹ thuật cao thì Việt Nam không làm được thì xin thưa rằng Việt Nam có làm đâu mà chính các hãng ô tô nước ngoài phải làm đấy chứ! Họ làm trong nước họ được tại sao sang nước ta lại không? và nếu ai nói rằng sử dụng công nghệ cao thì người tiêu dùng không có tiền mua là người tiêu dùng đó không hiểu gì về kỹ thuật xe ô tô hay họ hiểu mà cố tình nói khác đi để tiếp tục bán, tiếp tục “thải ra” kỹ thuật cấp thấp, lạc hậu cho Việt Nam.

XE TẢI ISUZU CÙNG CÔNG NGHIỆP Ô TÔ THỜI ĐẠI CÔNG NGHỆ 4.0

Cuộc cách mạng nghệ 4.0 dựa trên nền tảng công nghệ số và tích hợp các công nghệ thông minh để tối ưu hóa quy trình, phương thức sản xuất; đặc biệt là những công nghệ đang và sẽ có tác động lớn như công nghệ in 3D trong chế tạo sản phẩm, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ tự động hóa, robot,… Điều này tác động đến ngành công nghiệp ô tô sẽ phát triển theo 4 xu hướng chính bao gồm: tự động hóa, kết nối, xe điện và chia sẻ xe như một dịch vụ. Nhiều chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ và ô tô cho rằng: Nếu trước đây, các yếu tố quyết định sự khác biệt của những chiếc xe là động cơ, hộp số, bộ dẫn động, vô lăng điều khiển và xăng dầu… thì ngày nay, ô tô giống như một chiếc máy tính. Phần mềm và điện đã thay thế chức năng của các yếu tố cơ học, con người và nhiên liệu. Điều đó khiến cho ô tô không còn là cỗ máy bốn bánh thuần cơ khí mà được trang bị hàng loạt các ứng dụng công nghệ giúp lái xe an toàn hơn, đem lại trải nghiệm mới cho người dùng.

Dưới góc nhìn của doanh nghiệp, đại diện Isuzu Việt Nam cho biết, với cơ sở hạ tầng đã chuẩn bị sẵn cho công nghiệp 4.0, hãy cùng tưởng tượng ngày này của vài năm nữa những chiếc xe ô tô có thể “trò chuyện” với nhau, giao tiếp với nhau, kết nối với các hệ thống công cộng khác và trở thành những “người bạn” thân thiết với con người.

Hiện nay tất cả các nhà nghiên cứu, thiết kế, chế tạo và sản xuất ô tô đang tập trung phát triển công nghệ theo 3 xu hướng chính và sẽ gắn kết với nhau để tạo thành một khối cùng phát triển trong tương lai không xa. Đó là công nghệ thiết kế, chế tạo và sản xuất phần cứng hợp với thời đại, công nghệ phần mềm điều khiển thông minh và sử dụng trí tuệ nhân tạo; công nghệ kết nối và giao tiếp.
Cả ba hướng phát triển trên đều phục vụ cho một mục đích duy nhất là biến một chiếc xe từ phương tiện chuyên chở đơn thuần thành một “người bạn” thông minh có khả năng giao tiếp, kết nối với vạn vật xung quanh thông qua việc tích hợp trí thông minh nhân tạo để chiếc xe trở nên thông minh và an toàn hơn.

Để không bỏ lỡ thời cơ và quyết tâm thúc đẩy phát triển mảng công nghệ ô tô, tại Việt Nam đã có nhiều doanh nghiệp đã đầu tư nghiên cứu và bước đầu có những kết quả nhất định và Isuzu Việt Nam cũng đang nghiên cứu hướng đi mới để hòa nhập kịp thời đại công nghệ 4.0 trên xe tải Isuzu do chính hãng sản xuất. Điều quan trọng hơn cả là cần có tư duy 4.0 để xác định ngành công nghiệp ô tô Việt Nam sẽ phát triển như thế nào trong vòng 10 năm tới. Bởi hiện cuộc CMCN 4.0 đã đi vào các nhà máy sản xuất ô tô 4.0 trên thế giới hoàn toàn tự động.

LỜI TỰA :

“Cái vòng luẩn quẩn của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam”, theo như cách gọi của một quan chức. Nhà nước một mặt kêu gọi phát triển công nghiệp phụ trợ để giảm giá xe, nhưng mặt khác lại đề ra chính sách hạn chế sử dụng ô tô bằng cách áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt. Trong khi công nghiệp phụ trợ muốn phát triển thì dung lượng thị trường phải lớn, lượng tiêu dùng phải cao. Lý do phổ biến nhất để hạn chế tiêu dùng ô tô, mà các nhà hoạch định chính sách đưa ra là “đường sá chât hẹp, ô nhiễm môi trường, tai nạn giao thông…”. Rõ ràng luận cứ này không có sức thuyết phục. Cần biết, số lượng xe ô tô ở Việt Nam mới chỉ đạt 8 xe/1.000 dân, trong khi ở Trung Quốc là 24 xe/1.000 dân, Thái Lan 152 xe/1.000 dân, Hàn Quốc 228 xe/1.000 dân, Mỹ 682 xe/1.000 dân… Xin cung cấp thêm số liệu sau đây để chúng ta hiểu thêm: CHLB Đức và Việt Nam có diện tích gần như nhau (khoảng 330.000 km2), dân số gần như nhau (khoảng 83 triệu dân), nhưng số lượng ô tô ở Việt Nam là khoảng 670.000 chiếc và 18 triệu xe gắn máy, diện tích mặt bằng sử dụng 8 xe gắn máy bằng 1 xe ô tô, nhưng họ vẫn có chỗ đậu xe, và giao thông đâu có ùn tắc hay ô nhiễm! Dĩ nhiên việc so sánh giữa một nước đang phát triển như nước Đức là khập khiễn, nhưng cần nhớ là Việt Nam đang phấn đầu đến năm 2035, tức là chỉ 15 năm nữa, phải trở thành một nước phát triển cơ mà!

 

Nhằm tạo điều kiện thuận tiện cho Quý khách hàng mua xe tải Isuzu trả góp, sử dụng và bảo dưỡng sản phẩm xe tải Isuzu, quý khách có thể bảo dưỡng tại:

Truck Vân Nam chi nhánh Bình Dương:  Đại Lộ Bình Dương, KP.Đông, P.An Phú, TX.Thuận An, Tỉnh Bình Dương.

Truck Vân Nam chi nhánh Bình Tân: KP2, P.Bình Hưng Hòa, Q.Bình Tân.

Truck Vân Nam chi nhánh Vĩnh Phú – Bình Dương

Để biết thông tin chi tiết vui lòng click tại đây : Website : xetai-isuzu.vn

CẢM ƠN QUÝ KHÁCH ĐÃ QUAN TÂM THEO DÕI – MỌI THÔNG TIN CHI VUI LÒNG LIÊN HỆ

PHÒNG KINH DOANH : 0909.117.525

CHÚC QUÝ KHÁCH SỨC KHỎE $ THÀNH CÔNG, TRÂN TRỌNG !

Tuyết Trần

Bài hài lòng bài viết này chứ?

0/5 (0 lượt bình chọn)

Yêu Cầu Tư Vấn

error: Nội dung nhạy cảm !!