THỊ TRƯỜNG XE TẢI VIỆT NAM | BƯỚC ĐI MỚI | TẦM NHÌN 2035

Thị trường xe tải Việt Nam cùng chiến lược phát triển ngành ô tô trong nước của Isuzu Việt Nam. Đại diện Công ty Isuzu Vân Nam cho biết, do phải chịu nhiều thuế, phí nên giá xe ô tô ở Việt Nam khá cao kéo theo thị trường nhỏ và tỷ lệ nội địa thấp. “Để sản xuất xe, doanh nghiệp phải nhập trên 80% linh kiện, chủ yếu từ Thái Lan và Indonesia, Nhật Bản… nên phải trả nhiều chi phí đóng gói, vận chuyển, thuế nhập khẩu. Mặt khác, vì sản lượng thấp nên doanh nghiệp khó đầu tư vào sản xuất bằng máy móc, chủ yếu tận dụng nhân công thủ công khiến cho giá thành tăng cao”.

Trước đó, thủ tướng đã phê duyệt quy hoạch chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035. Theo đó, năm 2020, sản lượng xe tải sản xuất trong nước cần đạt được 97.960 chiếc, đạt 78% so với nhu cầu nội địa, xe từ 10 chỗ ngồi trở lên đạt 14.200 chiếc, tương đương 90% nhu cầu nội địa; tỷ lệ nội địa hóa xe tải đạt 30 – 40%; tổng lượng xe xuất khẩu đạt 20.000 chiếc, trong đó xe tải 10.000 chiếc.

Theo quy hoạch, đến năm 2035, tổng sản lượng xe sản xuất tại Việt Nam đạt 1.531.400 chiếc trong dó xe tải đạt 587.900 chiếc và xuất khẩu với tổng 90.000 xe trong đó số lượng xe xuất khẩu trong năm 2035 đạt 25.000 xe. Kể từ khi đề án quy hoạch phát triển ngành ô tô, đã có một cuộc đua ngầm của các đại gia ngành công nghiệp ô tô nhằm vào phân khúc xe tải- phân khúc nhiều màu mỡ.

THỊ TRƯỜNG XE TẢI VIỆT NAM | THỊ TRƯỜNG Ô TÔ VIỆT NAM TIỀM NĂNG LỚN

Theo đánh giá của các chuyên gia, Việt Nam vẫn là thị trường tiềm năng. Đại diện Isuzu Vân Nam cho hay: “Dung lượng thị trường Việt Nam mới bằng 5-10% Thái Lan và Indonesia. Nhưng sau năm 2020, thu nhập đầu người trên 3.000 USD/năm, Việt Nam bắt đầu ô tô hóa, xe tải hóa thị trường bùng nổ. Quy mô khi đó sẽ gấp đôi năm 2010, đạt hơn 400.000 xe. Với trên 90 triệu dân, nếu ô tô hóa, thị trường ô tô Việt Nam có thể lớn hơn Thái Lan”.

Công ty cổ phần ô tô Vân Nam là đơn vị đầu tiên đẩy mạnh cuộc đua trên thị trường xe thương mại khi đưa vào sử dụng nhà máy sản xuất trong nước các dòng xe tải Isuzu các loại : Isuzu hạng nhẹ ( Isuzu 1.4 tấn, Isuzu 1.9 tấn, Isuzu 5 tấn, Isuzu 8 tấn) Isuzu hạng nặng (Isuzu 15 tấn), và các loại xe tải Isuzu chuyên dụng khác. Lí do khuyến thị trường xe tải Việt Namthị trường ô tô Việt Nam tăng trưởng một cách chóng mặt đến vậy là do hệ thống giao thông đường bộ miền Bắc cơ bản xong giai đoạn 1, miền Nam cũng vậy, nên Việt Nam sẽ là thị trường béo bở, doanh nghiệp nào muốn rút khỏi Việt Nam cũng sẽ chùn bước, bên cạnh việc hệ thống giao thông đã được cải thiện, kích thích tiêu dùng ô tô thì các nhà sản xuất ô tô trên thế giới vẫn tìm đến Việt Nam, chứng tỏ thị trường này có tiềm năng lớn.

BƯỚC ĐI MỚI ISUZU VIỆT NAM

Isuzu Nhật Bản cùng Isuzu Việt Nam toan tính những bước đi mới cho chiến lược thống trị thị trường xe tải Việt Nam ? Câu hỏi đặt ra làm thế nào có thế sản xuất các loại xe tải Isuzu mang thương hiệu Nhật mà giá thành phải thấp hoặc cao hơn một chút so với các thương hiệu mà chất lượng vẫn luôn đảm bảo ? Điều này còn phụ thuộc vào chính sách của nhà nước Việt Nam về việc cân nhắc điều chỉnh thuế, phí.

Tại Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam (VBF) vừa diễn ra, nhóm công tác công nghiệp ô tô – xe máy kiến nghị, cần có chính sách ưu đãi cần thiết cho sản xuất trong nước để bù đắp chi phí sản xuất cao ở giai đoạn “chuyển tiếp”, khi thị trường ô tô Việt Nam vẫn chưa đủ lớn. Cụ thể, nhóm đề xuất mức ưu đãi sản xuất tuân thủ theo quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), ví dụ ưu đãi tương đương 10% giá tính thuế Tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) cho 10 năm kể từ 2018.

Bên cạnh đó, xóa bỏ thuế TTĐB cho dòng xe chở người 16-24 chỗ và giữ nguyên mức thuế TTĐB hiện tại cho xe tải pick-up vì đây là những dòng xe thương mại, hỗ trợ rất nhiều cho việc đi lại và vận chuyển hàng hóa của người dân Việt Nam. Ngoài ra, thuế nhập khẩu cho những linh kiện và phụ tùng ô tô mà Việt Nam chưa sản xuất được cũng cần được xóa bỏ. Trước đó, một số doanh nghiệp và hiệp hội đã kiến nghị những ý kiến trái chiều liên quan đến thuế xe ô tô – Viện nghiên cứu chiến lược, chính sách công nghiệp (Bộ Công Thương), giảm thuế, phí nói chung có thể tăng dung lượng thị trường nhưng thúc đẩy nhập khẩu trong ngắn hạn. Nói cách khác, giảm thuế phí quá mạnh tạo áp lực cạnh tranh với sản xuất trong nước. Nếu giảm thuế nhập khẩu phụ tùng linh kiện thì sẽ giúp doanh nghiệp trong nước cắt giảm chi phí, góp phần hỗ trợ sản xuất phát triển. Thực tế hiện nay chi phí sản xuất trong nước đang cao hơn so với khu vực khoảng 20%.

Nhìn lại thống kê của thị trường ô tô Việt Nam trong năm 2015 của các doanh nghiệp thuộc Hiệp hội ô tô Việt Nam thì xe tải hạng trung đạt doanh số 36.158 xe và xe tải hạng nặng đạt doanh số 3.588 xe trong khi xe tải nhỏ đạt 3693 xe. Tóm lại, chính sách phát triển công nghiệp ô tô Việt Nam nên có chiến lược dài hạn vì thay đổi liên tục sẽ làm khó doanh nghiệp sản xuất trong nước.

CẢM ƠN QUÝ KHÁCH ĐÃ QUAN TÂM THEO DÕI – MỌI THÔNG TIN CHI VUI LÒNG LIÊN HỆ

PHÒNG KINH DOANH : 0909.117.525

CHÚC QUÝ KHÁCH SỨC KHỎE $ THÀNH CÔNG, TRÂN TRỌNG !

Tuyết Trần

 

 

Bài hài lòng bài viết này chứ?

5/5 (7 lượt bình chọn)

Yêu Cầu Tư Vấn

error: Nội dung nhạy cảm !!